TIN MỚI :

Công ty TNHH Cao su Việt- Lào Kính chào quý khách


» Thông tin » Ngành cao su vẫn còn nhiều khó khăn về sản xuất và tiêu thụ
Danh Sách Sinh Viên 

 CSVNO – Giá cao su thiên nhiên bình quân quý I/2017 trên các thị trường đã tăng 30 – 42% so với giá bình quân quý IV/2016. Đây là tín hiệu vui đối với ngành cao su. Tuy nhiên, ngành cao su sẽ vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. PV Tạp chí Cao su VN đã trao đổi với ông Võ Hoàng An – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Cao su VN, Trưởng Ban Xuất nhập khẩu VRG về vấn đề này.


Giá cao su thiên nhiên năm 2017 chịu tác động bởi các yếu tố nào, thưa ông?

Ông Võ Hoàng An: Có 4 yếu tố tác động đến giá cao su thiên nhiên trong năm 2017, đó là: tác động của cung cầu cao su – hành động của ITRC (Tổ chức cao su quốc tế 3 bên – PV). Tăng trưởng kinh tế các nước, đặc biệt là tình hình kinh tế Trung Quốc. Tăng trưởng ngành sản xuất ô tô và vỏ xe. Ảnh hưởng của giá dầu thô.

Năm 2016, kinh tế toàn cầu tăng trưởng 2,6%. Theo báo cáo của nhiều chuyên gia, tăng trưởng toàn cầu có thể đạt 2,9% trong năm 2017 và đạt 3% năm 2018 với sự đóng góp của nền kinh tế các nước phát triển và các nước mới nổi. Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2017 là khoảng 6,5% so với mức tăng trưởng năm 2016 là 6,7% để ưu tiên tái cấu trúc nền kinh tế, giảm thiểu các rủi ro tài chính và nợ công. Mức tăng trưởng này có thể sẽ tác động mạnh đến nhu cầu và giá cao su thiên nhiên năm 2017 do Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu và tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới.

Từ giữa tháng 10/2016, tăng trưởng về chế biến và xuất khẩu tại thị trường Trung Quốc bắt đầu tăng mạnh, cùng với lượng tồn kho cao su tại Thanh Đảo, Đại Liên giảm thấp đã đẩy mạnh nhu cầu cao su tại thị trường Trung Quốc. Sự cam kết của các thành viên tổ chức OPEC về giảm lượng dầu thô và đồng USD mạnh hỗ trợ cho tâm lý tích cực về thị trường hàng hóa toàn cầu.

Theo dự báo của Toyota Motor Corp doanh thu ô tô toàn cầu có thể tăng 1% vào năm 2017 cũng báo hiệu nhu cầu cao su sẽ tăng trong ngành ô tô. Chính sách của Trung Quốc về cắt giảm thuế trong vòng 1 năm đối với các xe ô tô động cơ nhỏ làm tăng nhu cầu xe ô tô và hỗ trợ thị trường cao su.

Nhiều nhà tham gia thị trường cho rằng nhu cầu và giá cao su tăng vọt tại Trung Quốc và nguồn cung cao su thiếu hụt do 2 trận lụt lớn tại miền nam Thái Lan (vùng trồng cao su chính của nước này) trong tháng 12/2016 và tháng 1/2017 là nguyên nhân chính. Nhiều hợp đồng Future giao dịch cao su với số lượng lớn tại thị trường Shanghai (SHFE) đã tăng mạnh trong tháng 11/2016 và giá đã đạt gần 20.000 NDT vào giữa tháng 12/2016.

Ngoài ra, một dòng tiền đầu cơ vào các thị trường hàng hóa Trung Quốc như Shanghai và Dalian (Đại Liên) được ghi nhận từ mùa hè năm 2016. Những quy định nghiêm ngặt được chính quyền Trung Quốc siết chặt trên thị trường bất động sản đã gây khó khăn cho các nhà đầu tư địa phương và họ chuyển hướng sang các thị trường hàng hóa như cao su. Vì lượng giao dịch cao su hàng ngày trên các thị trường Trung Quốc cao hơn hàng chục lần so với lượng giao dịch trên thị trường Tocom đã có tác động ngày càng lớn trên giá cao su quốc tế.

- Ông dự báo như thế nào về giá cao su thiên nhiên trong năm 2017?

Ông Võ Hoàng An: Trong tháng 1 và 2/2017, giá cao su thiên nhiên tăng mạnh trên các thị trường. Tuy nhiên từ đầu tháng 3 đến nay, giá cao su trên các thị trường liên tục giảm. Giá các chủng loại cao su trên các thị trường đã giảm từ 50 – 100 USD/tấn trong tháng 3/2017. Một số nguyên nhân giá cao su giảm như Thái Lan tiếp tục đấu giá để giải phóng kho dự trữ cao su Nhà nước (98.000 tấn trong tháng 1/2017 và 125.000 tấn trong tháng 3/2017). Dự trữ cao su trong các kho tại Trung Quốc tương đối đầy đủ so với nhu cầu. Theo dự báo năm 2017, tổng cung cao su vẫn có thể còn cao hơn tổng cầu. Giá dầu liên tục giảm trong tháng 3/2017, từ 56 – 58 USD/thùng xuống dưới 50 – 51 USD/thùng. Đối với các nhà sản xuất vỏ xe, giá cao su thiên nhiên hiện nay vẫn còn khá cao so với kỳ vọng của họ (kỳ vọng giá cao su thiên nhiên dao động trong khoảng từ 1.800 – 2.100 USD/tấn).


Với dự báo về tăng trưởng kinh tế các nước tiếp tục duy trì tốt trong năm 2017, giá cao su có thể sẽ duy trì như hiện nay trong 6 tháng đầu năm 2017. Tuy nhiên với tình hình kinh tế các nước lớn trên thế giới còn chưa ổn định bền vững; cung cao su vẫn còn lớn hơn cầu; tăng trưởng ngành sản xuất ô tô và vỏ xe còn khó dự báo; giá dầu thô vẫn chưa ổn định; các rủi ro, thách thức về chính sách bảo hộ mậu dịch tại một số nước lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc… ngành cao su sẽ vẫn còn rất khó khăn trong thời gian tới về mặt sản xuất và tiêu thụ. Các đơn vị cần có những chuẩn bị để chủ động đối phó với các thách thức và khó khăn có thể xảy ra trong thời gian tới.

- Theo ông, các công ty cao su cần có những giải pháp tiêu thụ cao su như thế nào?

Ông Võ Hoàng An: Theo tôi, các đơn vị cần quản lý tốt chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường và yêu cầu của khách hàng riêng biệt. Năm 2016, cơ cấu chủng loại của VRG có cải thiện so với các năm trước, như tỷ lệ SVR 3L còn 32%, tỷ lệ RSS tăng 8%. Các công ty thành viên cần cấp chứng chỉ kiểm phẩm cho tất cả sản phẩm cao su chế biến.

Bên cạnh đó, các đơn vị tiếp tục giữ quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ, truyền thống cùng với việc tích cực tìm kiếm mở rộng khách hàng và thị trường mới thông qua quảng bá thương hiệu và chất lượng sản phẩm ở đơn vị; tham gia các chương trình xúc tiến thương mại và hội thảo trong, ngoài nước. Có kế hoạch thiết lập chuỗi sản xuất tiêu thụ cung ứng cao su của đơn vị bền vững và hiệu quả.

Các đơn vị cần báo cáo về tình hình sản xuất, tiêu thụ, ký kết hợp đồng và tồn kho hàng tuần, các đề xuất về giá cao su về Ban Xuất nhập khẩu để ban tổng hợp báo cáo lãnh đạo VRG có chỉ đạo kịp thời, hiệu quả về tiêu thụ cao su.

Cần tiếp tục nỗ lực tăng lượng tiêu thụ cao su nội địa cung cấp cho các công ty công nghiệp cao su trong nước như sản phẩm găng tay của Công ty VRG Khải Hoàn; sản phẩm băng tải cao su của Công ty Cao su Bến Thành; sản phẩm bóng thể thao của Geru Star; chỉ thun latex của Đồng Nai; nệm mút của Công ty Kỹ thuật Cao su Đồng Phú; sản phẩm vỏ xe của Casumina; Công ty Cao su Đà Nẵng; Công ty Sailun…. Dự kiến, tiêu thụ nội địa khoảng 23.000 tấn cao su/năm và mức tiêu thụ sẽ tăng lên 43.000 tấn vào năm 2020.

Thực hiện chủ trương của lãnh đạo VRG về việc phát triển thương hiệu, tăng doanh thu, lợi nhuận của Công ty mẹ trong năm 2017, Ban XNK và Ban Công nghiệp sẽ triển khai thực hiện đặt hàng các công ty thành viên sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn, nhãn hiệu và logo của VRG để cung cấp các khách hàng, đối tác chiến lược, những nhà sản xuất và thương mại lớn, đặc biệt là những công ty sản xuất săm lốp xe, để đẩy mạnh chào bán và tăng số lượng ký kết hợp đồng dài hạn và chuyến của Công ty mẹ VRG trong năm 2017 từ 25.000 – 30.000 tấn.

- Xin cảm ơn ông!
Ngọc Cẩm (thực hiện)-tapchicaosu.vn
THÔNG TIN KHÁC

Năm 2017 – 2018: Dấu ấn ngành cao su Việt Nam trên thế giới

CSVN Xuân – Từ những hạt cao su đầu tiên di nhập được trồng thành công tại Việt Nam năm 1897, tuy lịch sử phát triển ít hơn nhiều cây tr...

Tăng sức cạnh tranh cho ngành cao su

CSVNO – Theo số liệu cập nhật tháng 10/2017 của Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), trong 9 tháng đầu năm 2017 nguồn cung cao...

Ngành cao su vẫn còn nhiều khó khăn về sản xuất và tiêu thụ

CSVNO – Giá cao su thiên nhiên bình quân quý I/2017 trên các thị trường đã tăng 30 – 42% so với giá bình quân quý IV/2016. Đây là tín hiệu vui đ...

Y tế Cao su chăm sóc tốt sức khỏe người lao động toàn ngành

Trung tâm y tế đã làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình là chăm sóc sức khỏe cho toàn thể CBCNV toàn ngành. Công tác y tế góp phần chăm lo,...

VIDEO

DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT







KỸ THUẬT TRỒNG & CHĂM SÓC

Chăm sóc vườn cây cao su cơ bản

Năm thứ nhất: làm cỏ cách gốc cao su mỗi bên 1...

Kỹ thuật trồng cây cao su

Điều kiện sinh thái để trồng cây cao su Đ...

Quản lý và khai thác vườn cao su kinh doanh

Hiện nay chu kỳ khai thác mủ cây Cao su rút xuống...

CÔNG TY TNHH CAO SU VIỆT LÀO
Địa chỉ: Km 6, Bản Huội Nhăng Khăm - Huyện Pakse - Tỉnh Champasak - CHDCND Lào
Tel: (00856-31) 33900410
Email : vanphongcsvl@gmail.com

008562095166997